Ngành cho thuê tài chính dự kiến tăng trưởng 18 - 20%
28/02/2025 101 lượt xem

Dự kiến ngành cho thuê tài chính trong năm 2025 sẽ tăng trưởng khoảng 18 - 20%; tập trung vào phương tiện vận tải; dây chuyền sản xuất công nghệ mới; thiết bị văn phòng với định hướng chung là gia tăng mạnh tín dụng xanh hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển xanh và bền vững.

Gần 100% các khoản cho vay là tín dụng xanh

Báo cáo của Hiệp hội Cho thuê tài chính (CTTC) Việt Nam cho biết, năm 2024, tổng tài sản cũng như hoạt động huy động vốn và tín dụng của ngành CTTC có mức tăng trưởng khá tốt.

Tổng tài sản của các công ty hội viên đạt trên 45 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 10,36% so với năm 2023. Tổng nguốn vốn huy động là 23,4 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18,1% so với năm 2023, có mức tăng huy động vốn bằng 1,5 lần mức tăng chung của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Dư nợ CTTC tăng đều đặn qua các quý, với số lượng hợp đồng cho thuê cả năm là 9.669 hợp đồng, tăng 15,8% so với năm 2023.

Đặc biệt, đối tượng CTTC ngày càng phát triển đa dạng. Trong đó, cho thuê ô tô các loại với dư nợ là 8,3 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2% so cuối năm 2023; dư nợ cho thuê máy móc xây dựng, khai khoáng 3 nghìn tỷ đồng, giảm 6,79%; thiết bị y tế 264,3 tỷ đồng, tăng 62,9%; dây chuyền máy sản xuất ở mức ổn định, dư nợ đạt 6.955 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,18% so cuối năm 2023.

Điểm rất tích cực nữa là 100% khoản cấp tín dụng qua CTTC đều được đánh giá rủi ro môi trường, tất cả các công nghệ nhập đều phải đạt các chuẩn về phát thải… Chính vì thế, gần như tất cả các khoản cấp tín dụng của CTTC thuộc danh mục tín dụng xanh, nhiều khoản CTTC đã góp phần xanh hóa ngành dệt may.

Đánh giá về kết quả này, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam cho hay, năm 2024 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, cả với doanh nghiệp và các hộ kinh doanh. Mặc dù kinh tế tăng trưởng khá cao, nhưng động lực chính vẫn là từ khu vực FDI, xuất khẩu và đầu tư công. Về khu vực tư nhân, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất thấp, tiêu dùng chưa phục hồi được như trước dịch, cho thấy khó khăn của doanh nghiệp và người dân còn không ít.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm của Chính phủ, sự mạnh dạn của Ngân hàng Nhà nước trong hạ lãi suất điều hành, tăng tín dụng đã góp phần đưa tăng trưởng của Việt Nam đạt trên 7%. Nhờ đó, kết quả của ngành CTTC cũng có nhiều điểm tích cực như trên.

Dù vậy, khó khăn chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng đã được phản ánh qua một số con số của lĩnh vực CTTC. Tổng dư nợ CTTC của các công ty hội viên đạt 40,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so cuối năm 2023, bằng hơn 50% mức tăng chung toàn hệ thống. Nguyên nhân do một số công ty hội viên phải tập trung xử lý nợ, cơ cấu lại danh mục khách hàng và ngành hàng.

Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 được kiểm soát ở mức bình quân chung là 1,68%, gia tăng hơn so năm 2023 là 0,68%. Tổng quỹ trích dự phòng rủi ro gia tăng mạnh gần 200 tỷ đồng, tăng 75,2% so năm 2023, phản ánh khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực sự gặp nhiều khó khăn. Với mức trích lập cao, thu nhập trước thuế của các công ty hội viên theo đó suy giảm 24,33% so với năm 2023.

Năm 2025 có thể khó khăn hơn các năm trước

Bước sang năm 2025, ông Phạm Xuân Hòe đánh giá, khó khăn với nền kinh tế có thể lớn gấp đôi so với vài năm gần đây. Lý do là bởi xung đột địa chính trị trên thế giới tiếp tục căng thẳng, trong khi chiến tranh thương mại đang được khơi mào…, gây tâm lý bất ổn trên toàn cầu. Điều này sẽ tác động đến tiêu dùng, sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, tỷ giá và kéo theo tác động dây chuyền đến lạm phát của Việt Nam.

Những yếu tố này sẽ tạo ra các thách thức rất lớn cho điều hành, cả về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, đến các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng từ cả phía cung và phía cầu của Chính phủ, cộng hưởng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế.

Về mặt thuận lợi, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng nhấn mạnh các yếu tố lợi thế về ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, về thu hút FDI, về niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với các giải pháp điều hành của Chính phủ. Đặc biệt là những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Trong các giải pháp Chính phủ đang triển khai, ông Phạm Xuân Hòe đề cao các nội dung về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh đầu tư công… Những dự án lớn đang được rốt ráo triển khai sẽ tạo tác động lan tỏa các doanh nghiệp xây dựng cũng như trong cả nền kinh tế, trở thành một động lực cho ngành CTTC phát triển.

Với tình hình như vậy, Hiệp hội CTTC Việt Nam dự kiến mức tăng trưởng dư nợ của năm 2025 sẽ đạt bình quân khoảng 18 - 20%. Trong đó, nhiều công ty có dư địa tăng trưởng lớn hơn.

Các lĩnh vực có nhiều tiềm năng mà Hiệp hội sẽ tập trung trong năm nay bao gồm cho thuê, dây chuyền sản xuất, cho thuê thiết bị công nghệ mới, thiết bị văn phòng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa… Thuận lợi lớn của lĩnh vực CTTC là ngày càng nhiều công ty chú trọng đến kinh tế xanh, tiêu dùng xanh, phù hợp với định hướng phát triển của ngành CTTC.

Trong năm 2025, các hội viên của Hiệp hội cũng xác định sẽ thực hiện quyết liệt chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, qua đó gia tăng thu nhập bất thường, giảm trích lập dự phòng.

Đồng thời, mục tiêu quan trọng của Hiệp hội là tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan quản lý để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về thể chế để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp thông lệ quốc tế để ngành CTTC phát triển bền vững.

Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về thể chế lĩnh vực cho thuê tài chính

Xác định năm 2025 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn với nền kinh tế nói chung, đối với ngành CTTC và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam đề nghị các công ty hội viên chủ động, nghiên cứu sâu về thị trường, về ngành hàng, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình để tăng trưởng dư nợ cho thuê an toàn, hiệu quả, mặc dù dư địa và cơ hội của kinh tế Việt Nam đối với ngành CTTC là rất rộng mở.

Về hoàn thiện thể chế, Hiệp hội đặt mục tiêu phối hợp làm việc với các hội viên, các cơ quan quản lý để tháo gỡ những nội dung về thể chế đang gây ra vướng mắc cho hoạt động của ngành CTTC.

Cụ thể như, tỷ lệ an toàn chi trả trong vòng 30 ngày vẫn quá cao (20% - Điểm c, khoản 3, Điều 14, Thông tư 23/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước) so đặc thù hoạt động của CTTC.

Hay quy định về báo cáo thông tin người có liên quan khi cấp tín dụng chưa phù hợp với khoản cấp tín dụng của CTTC. Cụ thể, tại khoản 4, điều 3, Thông tư 15/2023/TT-NHNN, ngày 05/12/2023 và Quyết định số 573/QĐ-NHNN, ngày 29/3/2024, Thống đốc NHNN quy định phải báo cáo thông tin người có liên quan khi phát sinh khoản cấp tín dụng có giá trị 0,5% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Hiệp hội cũng sẽ nỗ lực tìm kiếm cơ hội tháo gỡ khó khăn đối với CTTC khi đăng ký cấp mới, cấp đổi biến số xe cơ giới khi Bộ Công an sửa đổi Thông tư 79/2024/TT-BCA (khoản 2, điều 3). 

Nguồn: Thời báo tài chính - Ngành cho thuê tài chính dự kiến tăng trưởng 18 - 20% 

Kiến nghị gỡ vướng ngành cho thuê tài chính, phát triển kênh cung ứng vốn trung, dài hạn Kiến nghị gỡ vướng ngành cho thuê tài chính, phát triển kênh cung ứng vốn trung, dài hạn
28/02/2025
Một số quốc gia trên thế giới xây dựng luật riêng đối với hoạt động cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm quy mô nhỏ và vừa, tiếp cận kênh cung ứng vốn trung và dài hạn này.
Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam trao đổi về hoạt động ngành cho thuê tài chính Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam trao đổi về hoạt động ngành cho thuê tài chính
27/02/2025
Ngày 27 tháng 2 năm 2025, Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam gặp gỡ một số đơn vị truyền thông trao đổi về hoạt động của ngành cho thuê tài chính.
8 xu hướng công nghệ nổi bật trong năm 2025 8 xu hướng công nghệ nổi bật trong năm 2025
06/02/2025
Từ các cơ sở hạt nhân chạy bằng AI đến các trợ lý thông minh vô hình dự đoán nhu cầu, công nghệ trong năm nay được chuyên gia của Forbes dự đoán sẽ tiếp tục khiến khoa học viễn tưởng đến gần hơn với thế giới thực…
Thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2025 Thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2025
06/02/2025
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN, ngày 20/01/2025 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2025
Thủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng Thủ tướng giao nhiệm vụ đầu năm mới với ngành ngân hàng
05/02/2025
Ngày 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024
05/12/2024
Ngày 28/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của NHNN mà các TCTD không cần phải đề nghị.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành tín dụng năm 2024 Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành tín dụng năm 2024
28/11/2024
Ngày 27/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Kênh dẫn vốn phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Kênh dẫn vốn phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
14/11/2024
Thông thường, khi tìm nguồn vốn cho các dự án mua sắm máy móc, trang thiết bị, các doanh nghiệp lớn sẽ tìm đến hình thức cho vay, tài trợ vốn từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại thường gặp khó do chưa đáp ứng các tiêu chí vay vốn từ ngân hàng (chủ yếu do thiếu tài sản bảo đảm). Bởi vậy, sự xuất hiện của việc hỗ trợ vốn thông qua các công ty cho thuê tài chính là một trong những lựa chọn mới, phù hợp với điều kiện của DNNVV.
Tôi có thể thanh lý Hợp đồng thuê tài chính trước thời hạn không? Tôi có thể thanh lý Hợp đồng thuê tài chính trước thời hạn không?
Có. Tuy nhiên nếu khách hàng muốn thanh lý hợp đồng trước khi hết 2/3 thời hạn thuê, một khoản phí trả trước hạn là 3% trên tổng dư nợ trả trước hạn sẽ được áp dụng với khách hàng đó.
29/03/2023
Đồng tiền sử dụng trong Cho thuê tài chính? Đồng tiền sử dụng trong Cho thuê tài chính?
Việt Nam đồng (VND) hoặc ngoại tệ (USD/EUR). Mời bạn xem thêm điều kiện thuê bằng ngoại tệ trong mục Dành cho khách hàng tiềm năng
29/03/2023
Thuê tài chính có yêu cầu thế chấp tài sản không? Thuê tài chính có yêu cầu thế chấp tài sản không?
Trong một số trường hợp đặc biệt, khách hàng được yêu cầu thế chấp tài sản để giảm thiểu rủi ro nhưng không bắt buộc. Thường thì khách hàng thuê tài chính tại VCBL không phải thế chấp tài sản.
29/03/2023
Những đối tượng nào được thuê tài chính? Những đối tượng nào được thuê tài chính?
Mọi cá nhân và tổ chức đủ điều kiện theo bộ Luật Dân sự. Mời bạn xem thêm chi tiết tại mục Dành cho khách hàng tiềm năng
29/03/2023